Quỹ Nhóm!!!

Thông báo ace biết Quỹ Nhóm hiện tại là 260k nhé các bạn

NGUYỄN THUẬN THUYÊN
STK: 5804129 ngân hàng Á Châu (ACB)

Thuyên thiệt là nhiều tiền quá đi :))

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

tài liệu bài tập nhóm - tổ 1



1.    khái niệm về thất nghiệp. 
Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp cân phân biệt 
một vài khái niệm sau: 
-  Những  người  trong  độ  tuổi  lao  động  là  những  người  ở  độ  tuổi  có 
nghĩa là có quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong hiến pháp. 
- Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc 
làm hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm. 
- Người có việc làm nhưng đang làm trong các cơ sở kinh tế, văn hoá 
xã hội.  
- Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong 
muốn và đang tìm việc làm. 
-  Ngoài  những  người  đang  có  việc  làm  và  thất  nghiệp, những  người 
còn lại trong độ tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực 
lượng lao động bao gồm: người đi học, nội trợ gia đình, những người không 
có khả năng lao động do đau ốm, bệnh tật và một bộ phận không muốn tìm 
việc làm với nhiều lý do khác nhau.



2. bản chất của thất nghiệp
Trong các sách báo kinh tế chúng ta thường gặp rất nhiều những tên gọi khác nhau về các lọai hình thất nghiệp. Thực tế đó bắt nguồn từ những quan niệm không thống nhất về thất nghiệp hoặc dựa trên những tiêu chuẩn  phân loại khác nhau. Chúng ta hay gặp các thuật ngữ : Thất nghiệp tạm thời, Thất nghiệp tự nhiên, Thất nghiệp tự nguyện, Thất nghiệp không tự nguyện, Thất nghiệp cơ cấu, Thất nghiệp công nghệ, Thất nghiệp mùa vụ, Thất nghiệp hữu hình, Thất nghiệp trá hình, Thất nghiệp ngắn hạn, Thất nghiệp trung hạn, Thất nghiệp dài hạn, Thất nghiệp từng phần (bán thất nghiệp), Thất nghiệp toàn phần, Thất nghiệp chu kỳ, Thất nghiệp nhu cầu, Thất nghiệp kinh niên, Thiếu việc làm hữu hình, Thiếu việc làm vô hình, Thừa lao động, Lao động dôi dư...
Tuy nhiên nội hàm của những thuật ngữ đã nêu không được phân biệt một cách rõ ràng. Chẳng hạn, thất nghiệp tự nhiên chủ yếu là do thiếu thông tin thị trường lao động và do sự di chuyển của người lao động trên thị trường, như vậy lọai hình này gồm một phần là thất nghiệp tạm thời và một phần là thất nghiệp cơ cấu. Đến lượt mình, một bộ phận của thất nghiệp cơ cấu lại là kết quả của việc không đáp ứng yêu cầu về tay nghề và nghiệp vụ do tiến bộ kỹ thuật đòi hỏi. Ở đây không nói đến khía cạnh thay đổi công nghệ làm giảm nhu cầu lao động mà đề cập đến yêu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng hoặc phải thay đổi một số nghề và nghiệp vụ. Hay là, do không có thông tin đầy đủ về thị trường lao động nhiều người tự nguyện thất nghiệp không đi tìm việc làm, họ mong đợi vào những điều kiện lao động và thu nhập không thực tế ("ảo") trong tương lai, và sự kém hiểu biết đã lấy di những cơ hội việc làm của họ.
Nhiều tranh luận cũng xảy ra với trường hợp thất nghiệp mùa vụ. Do thất nghiệp mùa vụ liên quan đến tính chất thời vụ và thời gian kéo dài của nó nên cũng được coi là một phần của thất nghiệp cơ cấu. Ngoài ra, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp chỉ ra rằng thất nghiệp mùa vụ thường thấy dưới hình thức trá hình. Thất nghiệp trá hình xảy ra khi giảm nhu cầu về lao động không tương ứng với giảm số nơi làm việc. Thất nghiệp trá hình cũng có thể xảy ra khi tuyển quá số lao động nhưng không đạt yêu cầu về tay nghề và khi tuyển những người không phù hợp về chuyên môn, nghiệp vụ.
Để đỡ phức tạp và có cách hiểu đồng nhất, thuận lợi cho việc xác định nguyên nhân và đề xuất những công cụ, giải pháp thích hợp, chúng tôi đề xuất chia các loại hình thất nghiệp đã nêu thành 3 nhóm : thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp nhu cầu.
Thất nghiệp tạm thời là tình trạng không có việc làm ngắn hạn do không có đầy đủ thông tin về cung - cầu lao động, hoặc chờ đợi vào những điều kiện lao động và thu nhập không thực tế hoặc liên quan đến sự di chuyển của người lao động giữa các doanh nghiệp, giữa các vùng và lĩnh vực kinh tế.
Thất nghiệp cơ cấu là tình trạng không có việc làm ngắn hạn hoặc dài hạn do không phù hợp về qui mô và cơ cấu cũng như trình độ của cung lao động theo vùng đối với cầu lao động (số chỗ làm việc). Sự không phù hợp có thể là do thay đổi cơ cấu việc làm yêu cầu hoặc do biến đổi từ phía cung của lực lượng lao động.
Ở nước ta thất nghiệp cơ cấu biểu hiện rõ nhất trong những năm khi mà GDP tăng trưởng cao nhưng thất nghiệp giảm không đáng kể, thậm trí còn trầm trọng hơn với một số đối tượng như thanh niên, phụ nữ, người nghèo và với những thành phố lớn.
Thất nghiệp nhu cầu là trình trạng không có việc làm ngắn hạn hoặc dài hạn do giảm tổng cầu về lao động và làm nền kinh tế đình đốn hoặc suy thoái, dẫn đến giảm hoặc không tăng số việc làm.
Thất nghiệp nhu cầu xuất hiện trong những năm đầu của cuộc cải cách kinh tế ở nước ta (1986 - 1991) và gần đây có xu hướng tăng lên do đình đốn, ứ đọng sản phẩm ở một số ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng của khủng hỏang kinh tế thế giới, đồng thời với đó là quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước và dôi dư lao động.
Hiệu quả can thiệp của Chính phủ vào lĩnh vực lao động - việc làm để đảm bảo an sinh xã hội hoặc tạo điều kiện tăng độ linh  hoạt  mềm dẻo của thị trường lao động-nhằm mục tiêu việc làm đầy đủ, việc làm bề vững và có hiệu quả - phụ thuộc trước hết vào việc đánh giá đúng từng loại hình thất nghiệp và lựa chọn những công cụ, giải pháp phù hợp.
Trên cơ sở những nghiên cứu về thất nghiệp và tổng hợp ý kiến của nhiều nhà kinh tế trên thế giới có thể phân loại những  thất nghiệp và đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến từng loại hình thất nghiệp theo bảng 1.
                                 Bảng 1. Nguyên nhân gắn với các loại hình thất nghiệp
Nguyên nhân thất nghiệp
Thất nghiệp tạm thời
Thất nghiệp cơ cấu
Thất nghiệp nhu cầu
* Không có thông tin về tình hình trên thị trường lao động.
+++


* Do sự di chuyển của người lao động
+++


* Tham gia thị trường lao động lần đầu
+++
++

* Tham gia lại thị trường lao động của những người trước đây tự nguyện thất nghiệp
+++
++

* Lạm phát
++


* Mất đất nông nghiệp do làm KCN, KCX
++
++

* Tăng quy mô lực lượng lao động

+++

* Trình độ đào tạo không phù hợp với yêu cầu làm việc

+++

* Cơ cấu nghiệp vụ (nghề) theo vùng về số lượng và chất lượng không phù hợp

+++

* Áp dụng công nghệ mới

+++

* Thay đổi trong hệ thống giá trị
+
+++

* Thay đổi cơ cấu dân số


+++
* Chính sách tiền lương tối thiểu của Chính phủ

+++
+++
* Đình đốn nhu cầu và suy thoái kinh tế

++
+++
* Cơ chế sử dụng lao động trong khu vực nhà nước

++
+++
* Chi phí lao động quá cao

+++
+++
* Năng suất lao động thấp


+++
* Do tính chất mùa vụ của sản xuất


+++
(+ : ảnh hưởng ít ;  ++ : ảnh hưởng vừa;  +++ : ảnh hưởng nhiều)
Trong bảng 1 ta thấy một nguyên nhân có thể gây ra nhiều hơn một loại hình thất nghiệp. Ví dụ, suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế gây ra thất nghiệp nhu cầu nhưng cũng tác động đến một số ngành và lĩnh vực kinh tế gây ra thất nghiệp cơ cấu. Chính sách tiền lương tối thiểu theo hướng cao có thể ảnh hưởng đến việc làm gây ra thất nghiệp cơ cấu, đặc biệt với những người tham gia thị trường lao động lần đầu và những người chưa có tay nghề hoặc tay nghề thấp; đồng thời làm giảm nhu cầu lao động của một số doanh nghiệp. Cơ chế cứng trong sử dụng lao động tại DNNN gây ra cả thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp nhu cầu vì chi phí lao động quá cao, năng lực cạnh tranh của DNNN thấp.





1 nhận xét:

  1. Anh/Chi xem bài tổ 1 có ý kiến gi không ngoài ra các bạn tỏ 2 vui đóng góp bài nhanh để bộ phận tổng họp làm việc

    Trả lờiXóa