Quỹ Nhóm!!!

Thông báo ace biết Quỹ Nhóm hiện tại là 260k nhé các bạn

NGUYỄN THUẬN THUYÊN
STK: 5804129 ngân hàng Á Châu (ACB)

Thuyên thiệt là nhiều tiền quá đi :))

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Mr Kiên gởi thêm tài liệu môn ICT101

              Hướng tiếp thu thụ động của người học
Phải nói rằng trong giảng dạy ở nhiều trường trong cả nước,cũng có lúc giáo viên cần phải đọc cho học sinh chép như môn chính tả….Do đó, giáo viên “ đọc” thế nào và người học “chép” ra sao mới là quan trọng. Với cách dạy này, người thầy đã máy móc, rập khuôn trong dạy học, dễ  có tư tưởng phó mặc, không hứng thú trong cập nhận kiến thức, không sáng tạo trong việc tìm kiếm các phương án thiết kế bài dạy phù hợp với mọi đối tượng người học trong lớp mình phụ trách để kết quả giảng dạy đạt mức tối ưu. Người học theo cách giảng dạy này sẽ trở nên thụ động, chỉ biết thu nhận kiến thức một chiều, không động não suy nghĩ, không biết tự mình chiếm lấy tri thức, trở nên thui chột về tư duy, khó vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Hơn nữa, người học tiếp thu thụ động thì khi đi thi chỉ cần học thuộc bài là được. Khi người học chỉ cần nghe, đọc, nhìn, chép bài được điều gì ở trên lớp thì lúc khi đi thi lại chép những điều ấy vào bài làm, không có khả năng sáng tạo, người học hiểu bài một cách máy móc không sáng tạo, không thể hiện được cái riêng của mình hoặc không dám thể hiện cái riêng của mình. Lúc đó, người học học trong môi trường được tổ chức theo phương thức diễn dịch sẽ nhàm chán và bị áp đặt.
Việc người học tiếp nhận kiến thức theo hướng tiếp thu thụ động, có thể kể ra một số nguyên nhân sau:
Do một số bài học của chương trình có lượng kiến thức nhiều, trong một tiết chỉ có 45 phút, mà đã mất 10 đến 15 phút ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, dặn dò học, làm bài tập ở nhà,…. Như vậy chỉ có 30 phút để người học tiếp thu lượng kiến thức lớn. Do đó, người học chỉ còn cách đọc, nghe nhìn, chép bài một cách thụ động là dạy gì học đó.
 Người học hiện nay khả năng tự ghi bài rất chậm, rấy hạn chế, thụ động trong học tập nên cũng có thầy cô chọn cách đọc bài, học sinh chép bài. Người học về nhà chỉ cần học thuộc nội dung đã được ghi. Khi kiểm tra bài chỉ cần đọc đúng ghi đúng là được điểm cao.
 Ngoài ra, người học không chịu khó đầu tư cho việc thiết kế lịch học của mình sao cho phù hợp với khả năng của mình chỉ vì sợ mất sức, mất nhiều thời gian nên người học cứ thầy cô dạy gì thì học nấy. Khi thỉnh thoảng mới mở tài liệu xem thêm chứ không sáng tạo cho lắm. Như vậy, người học quá thụ động làm cho người học nghĩ rằng làm như thế vừa không sợ sai kiến thức cơ bản. lại vừa không tốn sức
-Về trang thiết bị của người học thì không đầy đủ vừa không đổi mới, hiện đại hóa dẫn đến người học không có nhiều điều kiện để thực hành hoặc theo phương pháp trực quan sinh động.
- Ở các vùng sâu, vùng xa thì người học ngồi chen chúc, sát cánh cùng nhau trong một bàn, điều kiện học tập vô cùng khó khăn, do đó đổi mới phương pháp dạy học ảnh hưởng đến tiếp thu bài của người học một cách thụ động.
 Qua thực tế, để khắc phục được tình trạng hướng tiếp thu kiến thức thụ động của người học thì chúng ta cũng có một số giải pháp sau:
   Người học nên chọn những nơi giảng dạy tốt như tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới cho người học một cácgh tích cực . Đồng thời người  học nên chọn những trường có thành tích tốt trong việc đổi mới phương pháp dạy học, có chế độ khen thưởng kịp thời cho những giáo viên và người học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nơi đào tạo đó.
 Người học nên tham gia nhiều vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa để giúp cho người học có dịp trao đổi kiến thức để tránh học theo kiểu đọc- chép, kịp thời tiếp thu những kiến thức thực tế, đồng thời sáng tạo ra nhiều kiến thức bổ ích áp dụng vào thực tế một cách hợp lí với nhiều hình thức khác nhau nhằm khắc phục tình trạng học tủ, học vẹt, phổ biến của người học.
 Ngoài những đồ dùng học tập có sẵn thì người học cần phải tìm tòi, nghiên cứu những đồ dùng học tập phù hợp với mình như: máy tính, phần mềm máy tính trợ giúp trong học tập,…giúp cho người học thường xuyên tự đánh giá, kiểm tra, tổng kết và rút kinh nghiệm khả năng tiếp thu kiến thức của mình một cách thiết thực.
 Chúng ta nhận thấy rằng người học cần phải có ý thức bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nhận thức, luôn luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp học, kết hợp nhiều phương pháp học với nhau phù hợp với khả năng của mình. Sẽ giúp cho người học chiếm lĩnh dược kiến thức một cách nhẹ nhàng nhất.
 Người học nên tham gia vào nhiều đề thi có những câu hỏi có tính sáng tạo, đa dạng các hình thức kiểm tra giúp cho người học có cách học tích cực hơn. Người học tăng cường tham gia các buổi thực hành, thí nghiệm để người học tiếp thu bài nhanh hơn qua phương pháp trực quan, sử dụng các phương tiện hỗ trợ như:bản đồ, bảng phụ, tranh ảnh minh họa để giúp cho người học dễ tiếp thu và nhớ bài nhanh hơn.
 Người học nên rèn luyện tính chủ động trong việc làm chủ kiến thức bằng những hình thức khác nhau, trong đó học nhóm, thảo luận trong giờ học hay ngoại khóa và tự trình bày ý kiến của mình trước lớp, nhóm là một cách hay để người học có thể nắm kiến thức nhanh mà không cần đến “đọc-chép”.
Qua mô hình “kim tự tháp tiếp thu kiến thức”để đánh giá mức độ tiếp nhận kiến thức của người học trong các hoạt động học tập khác nhau, khắc phục tình trạng hướng tiếp thu thụ động của người học là một yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng tiếp thu kiến thức của người học. Thực hiện tốt việc chống học theo kiểu thụ động của người học là cả một quá trình lâu dài với sự cố gắng của nhiều đối tượng khác nhau trong đó có sự quyết tâm của người học là điều hết sức quan trọng mới có thể có kết quả.
 _____________________________

Hướng tiếp thu tích cực củ người học
 Tích cực học tập - về thực chất là nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức. học tập tích cực  nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên  tích cực.  tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. Tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn…Sau đây, những phương pháp tiếp thu kiến thức tích cực của người học :
a. Phương pháp vấn đáp
Vấn đáp ( đàm thoại ) là phương pháp trong đó mọi người  đặt ra câu hỏi để người người học   trả lời, hoặc mọi người có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó người học lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:
- Vấn đáp tái hiện: người học nghe  câu hỏi và người học  nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận.  Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học.
- Vấn đáp giải thích – minh hoạ : Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, người học  lần lượt nêu ra những câu trả lời  kèm theo những ví dụ minh hoạ để người khác  dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe – nhìn.
- Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic): người học  dùng một hệ thống câu trả lời  được sắp xếp hợp lý để hướng người khác  từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết lúc đó người học sẽ  tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa mọi người, nhằm giải quyết một vấn đề xác định. Trong vấn đáp tìm tòi, mọi người   giống như  tổ chức sự tìm tòi, còn người học   giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại, người học  có được niềm vui của sự khám phá trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy.
b. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống, đặc biệt trong kinh doanh. Vì vậy, tập dượt cho người học  biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu lớn.
Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề thường như sau
- Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức
+ Tạo tình huống có vấn đề;
+ Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh;
+ Phát hiện vấn đề cần giải quyết
- Giải quyết vấn đề đặt ra
+ Đề xuất cách giải quyết;
+ Lập kế hoạch giải quyết;
+ Thực hiện kế hoạch giải quyết.
- Kết luận:
+ Thảo luận kết quả và đánh giá;
+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra;
+ Phát biểu kết luận;
+ Đề xuất vấn đề mới.
Có thể phân biệt ba mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:
Mức 1: người học  đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Người khác  thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của người học. hai bên cùng  đánh giá kết quả làm việc của nhau.
Mức 2: người học nêu vấn đề, gợi ý để người khác  tìm ra cách giải quyết vấn đề. Người đó  thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của người học  khi cần. hai bên  cùng đánh giá.
Mức 3: người học cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Người khác  phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. Người đó  thực hiện cách giải quyết vấn đề. Hai bên  cùng đánh giá.
Trong học tập  theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, người học  vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.
d. Phương pháp thực hành
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho người học  thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
Phương pháp thực hành  có những ưu điểm sau :
- người học  được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
- Gây hứng thú và chú ý cho người học
- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của người học
- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của người học  theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm .
v Cách tiến hành có thể như sau :
+ mọi người  chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai
+ Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
+ Các nhóm thành lập ban giám khảo
+ ban giám khảo  phỏng vấn từng thành viên trong nhóm  đóng vai để thực hành tình huống đặt ra
- Vì sao em lại ứng xử như vậy ?
- Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử ? Khi nhận được cách ứng xử ( đúng hoặc sai )
+ mọi người cùng  thảo luận, nhận xét : Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp ? Chưa phù hợp ở điểm nào ?
vì sao?
+ Ban giám khảo  kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.
v Những điều cần lưu ý khi sử dụng :
+ Tình huống nên để mở, không cho trước “ kịch bản”, lời thoại
+ Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị thực hành 
+ Người thực hành  phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập tình huống để không lạc đề
+ Nên khích lệ cả những người học  nhút nhát tham gia
+ Nên hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai
e. Phương pháp động não
Động não là phương pháp giúp người học  trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
Thực hiện phương pháp này,  cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận.
v Cách tiến hành
+ người học nghe  câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm
+ người học nên  phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt
+ Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp
+ Phân loại ý kiến
+ Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.
  

5 nhận xét:

  1. Theo Thuyên thì bài nháp vừa rồi cũng ok tuy nhiên thêm bài này cũng tốt, lúc trước có nhờ Kiên lo vụ đánh máy nhớ khg nè vào mail group dongnhato8c/thanhhuong lấy file gom 2 bài lại xuất bản thử cho ace xem nhé Kiên

    Trả lờiXóa
  2. ok!!
    nhưng đến chủ nhật này mới xong vì em cũng hơi bận

    Trả lờiXóa
  3. Các bạn vào mail nhóm xem bài mới nhất

    Trả lờiXóa
  4. Lời đầu tiên cho Châu gởi đến các thành viên của Nhóm " Đồng Nhất" lời xin lỗi !!!

    Mấy tháng gần đây Châu có quá nhiều việc trong Cty và việc Kinh doanh thêm Hội Quán về Dinh dưỡng nên không cùng các bạn họp nhóm thường xuyên , lại ko có bất cứ một thông tin nào cho cả nhà. Thậm chí những bài tập và ngày đi thi Châu cũng không sắp xếp được. Châu tính bỏ không học nữa vì áp lực nhiều quá.

    Nhưng những thành viên của gia đình "Đồng Nhất" ngay sau buổi họp mặt tuy không đông đủ như trước nhưng tinh thần đoàn kết và sự quyết tâm xây dựng cố gắng gắn kết của Thuyên - Hùng- Kiên - Đạt - Đà đã làm cho Châu thật sự cần phải suy nghĩ lại rất nhiều...

    Công việc - Gia đình ai cũng có áp lực, nhưng các bạn làm được thì mình cũng phải cố gắng làm được( Cho dù phải thi lại vì bỏ thi). nhất là mình là "Nhóm Trưởng" mà ! hihiihii

    Hôm nay Châu viết thư này gởi đến gia đình " Đồng Nhất" với một lời khẳng định . Gia đình Đồng Nhất mãi mãi đoàn kết - Yêu thương và sẽ vượt qua mọi khó khăn để cùng nhau đi đến mục đích như ngày đầu tiên nhóm thành lập.

    Chương trình 20/11 Châu sẽ cố gắng cùng với các thành viên của nhóm triển khai trong tuần tới vì Chủ nhật tuần này Châu bận khai trương quán sinh tố mới rồi. Tại địa chỉ số 5 đường Nguyễn Ngọc Lộc P14 Q10.Thay mặt Hội quán Family.vn xin mời gia đình " Đồng Nhất" và các bạn bè thân thương đến dùng sinh tố nhé ! Cảm ơn

    Chúc cả nhà vui vẻ ....

    Trả lờiXóa